Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

TRANG MUA SÁCH VỀ THỦY SẢN CHẤT LƯỢNG - NHANH CHÓNG

 I.FAHASA

FAHASA - doanh nghiệp phát hành sách có quy mô và tầm hoạt động lớn nhất Việt Nam, Fahasa.com phục vụ bạn đọc tất cả các loại sách có mặt trên thị trường, văn phòng phầm, dụng cụ học tập...

LINK WEB: https://shorten.asia/ZAtaKFMe


Đọc tiếp »

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

TLTS - Những giải pháp giảm giá thành sản phẩm trong nuôi tôm

Mới đây, Tổng cục Thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Diễn đàn tôm Việt với chủ đề “Giải pháp giảm giá thành trong nuôi tôm nước lợ”. Các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản, ngành chức năng và người nuôi tôm ở khu vực ĐBSCL đã thảo luận, đưa ra nhiều giải pháp giảm giá thành và tăng lợi nhuận từ con tôm.

Thu hoạch tôm nuôi ứng dụng công nghệ cao siêu thâm canh trong nhà kín của Tập đoàn Việt Úc - Bạc Liêu.

Thực trạng khó khăn

Mục tiêu của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 là giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD, định hướng phát triển ngành tôm theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, hướng đến không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh ở tất cả các phương thức nuôi và các khâu trong chuỗi sản xuất tôm. Đối với tôm nuôi nước lợ, thâm canh - bán thâm canh, các địa phương cần đầu tư xây dựng hệ thống điện 3 pha; nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi và cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đặc biệt là khu vực nuôi tôm trọng điểm ĐBSCL.

Nông dân tham quan thiết bị năng lượng mặt trời sử dụng tiết kiệm điện. Ảnh: M.Đ

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là giá thành nuôi tôm của Việt Nam vẫn còn khá cao so với các nước trong khu vực. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cũng như sự phát triển bền vững của ngành tôm.

Theo Tiến sĩ Võ Nam Sơn, chuyên gia nuôi trồng thủy sản: “Thách thức lớn nhất của ngành tôm nước ta hiện nay là giá thành sản phẩm đầu vào quá cao, vì vậy sau khi thu hoạch, người nuôi không có lãi. Do đó, chiến lược về sử dụng điện hiệu quả trong nuôi tôm cần được đưa ra. Nếu giảm giá thành tiêu thụ điện năng thì hiệu quả của mô hình tiết kiệm năng lượng trong nuôi tôm sẽ được thúc đẩy, giúp người nuôi có lợi nhuận cao.

Song, theo ông Tăng Văn Sua, Hợp tác xã Hòa Mỹ (tỉnh Sóc Trăng): “Hiện nay, trong khi giá tôm giảm mạnh nhưng giá vật tư, thức ăn thủy sản và giá điện sinh hoạt vẫn ở mức cao. Điều đó khiến cho người nuôi bất an. Mong các chuyên gia, cơ quan chức năng tìm hướng giải quyết việc giảm giá thành đầu vào, tăng giá trị đầu ra cho con tôm”.

Tiết kiệm điện năng

Các chuyên gia Khoa Thủy sản - Trường đại học Cần Thơ ước tính, năng lượng chiếm khoảng 10% chi phí đầu tư cho vụ nuôi tôm (khoảng 50 - 200 triệu đồng tiền điện/ha/vụ). Còn qua khảo sát tại 3 tỉnh có sản lượng tôm lớn nhất trong khu vực là Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng, ngành Điện lực đánh giá có tới 68 - 75% hộ nuôi tôm vẫn sử dụng các biện pháp hiệu suất thấp, chưa tiết kiệm điện.

Nhiều đại biểu cho rằng, hiện nay trang thiết bị sử dụng điện của người nuôi tôm chưa đồng bộ, người nuôi chưa có kiến thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt trong sử dụng điện 3 pha. Vì thế cần tập huấn cho nông dân, xây dựng các mô hình trình diễn thực hiện tiết kiệm điện. Các địa phương nên quy hoạch các vùng nuôi tôm thâm canh tập trung từng cụm để có thể xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện.

Phương án tối ưu sử dụng điện trong nuôi tôm là sử dụng đồng bộ các trang thiết bị và kỹ thuật vận hành máy móc trong nuôi tôm, giảm tối đa việc sử dụng động cơ diesel bằng việc thay thế máy phát điện dự phòng và các trang thiết bị tự động, tiết kiệm và an toàn. Các mô hình hiệu quả tiết kiệm điện, như sử dụng máy sục khí ô-xy, thay thế con lăn cho gối đỡ chữ U. Các mô hình này tiết kiệm năng lượng từ 7,56 - 17%...

Ông Nguyễn Phương Duy, đại diện Tổ chức WWF Việt Nam đưa ra đề xuất: Để giảm giá thành sản xuất, các hộ nuôi tôm cần tham khảo, áp dụng hệ thống phổ biến, đó là sục khí ô-xy trong ao nuôi tôm với những dàn quạt, hệ thống sục khí và ô-xy đáy. Các thiết bị trên sẽ giúp tiết kiệm đến 57% năng lượng tiêu thụ, từ đó giúp hạ giá thành sản xuất, giúp người nuôi tôm tăng thêm lợi nhuận.

Các giải pháp đồng bộ

Thức ăn chiếm 60 - 70% giá thành sản phẩm tôm nuôi, vì vậy, để giảm giá thành sản phẩm trong nuôi tôm cần phải giảm chi phí thức ăn.

Ông Lê Thanh Lựu, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) đánh giá: “Giá thành sản xuất tôm Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực từ 10 - 20%. Để giải quyết vấn đề này cần có những giải pháp đồng bộ trong giảm giá thành nuôi tôm từ khâu tiết kiệm năng lượng đến khâu giảm thức ăn, con giống, hình thành chuỗi sản xuất để lấy thức ăn trực tiếp tại nhà máy, công ty với số lượng lớn, từ đó sẽ giảm rất nhiều chi phí…”.

Bên cạnh đó, việc giám sát cho tôm ăn, tránh cho tôm ăn thừa cũng góp phần giảm chi phí. Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm đã áp dụng phương pháp quản lý sàng ăn để giảm tối đa chi phí thức ăn trong nuôi tôm.

Tiến sĩ Trần Đình Luân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, nhấn mạnh: “Trong giải pháp hạ giá thành, người nuôi không nên trông chờ vào Nhà nước. Song, các nhà khoa học, cơ quan quản lý và chính quyền địa phương phải tiếp cận những cơ chế, chính sách đã có để giúp người nuôi tôm giảm giá thành. Trước mắt, giảm chi phí thức ăn là một vấn đề quan trọng. Chi phí thức ăn phải giảm xuống còn 30 - 40% trong giá thành thì con tôm Việt mới nâng được khả năng cạnh tranh”.

Để giảm giá thành trong nuôi tôm, người nuôi cần kết nối với nhau để tiếp cận với mục tiêu đầu vào, nguồn giống, thức ăn và phương pháp nuôi, liên kết với các doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Người nuôi cần áp dụng khoa học - kỹ thuật trong nuôi tôm, đồng thời thay đổi các thiết bị hiện đại hơn để hạn chế tiêu thụ điện năng trong sản xuất, góp phần gia tăng lợi nhuận. 
Báo Bạc Liêu, 09/11/2018
Đọc tiếp »

PHÒNG TRỊ CHỦNG VI KHUẨN EDWARDSIELLA TRÊN CÁ

Phòng trị chủng vi khuẩn Edwardsiella trên cá
Bệnh gan thận mủ trên cá tra.

Đối tượng nhiễm bệnh: Hầu hết các loài cá nước ngọt, thường gặp nhất ở các loài cá da trơn như cá lăng, cá nheo, cá trê. Cá lớn thường dễ mẫn cảm với bệnh hơn.
Khi cá bị bệnh có một số dấu hiệu như: Xuất hiện những vết thương nhỏ trên da (phía mặt lưng), đường kính khoảng 3 - 5 mm, những vết thương này sẽ phát triển thành những khối u rỗng bên trong cơ, da bị mất sắc tố. Có thể xuất hiện những vết thương bên dưới biểu bì, cơ, khi ấn vào sẽ phát ra khí có mùi hôi, các vết thương này sẽ gây hoại tử vùng cơ xung quanh.
Đối với bệnh đốm trắng ở cá da trơn, vi khuẩn Edwardsiella. tarda được tìm thấy ở cá trê giống trong khi E. ictaluri được phân lập từ cá tra, cá ba sa, cá nheo giống và cá thịt.
Nguyên nhân
Bệnh thường xuất hiện khi trong môi trường ao nuôi xấu, nước ao bị ô nhiễm. Một số trường hợp cho thấy, nuôi cá với mật độ quá dày cũng là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh có cơ hội bùng phát. Nhiệt độ thích hợp để bệnh phát triển khoảng 30oC.
Phòng bệnh
Để ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập và lây lan vào hệ thống nuôi cá trong vùng, các hộ nuôi cần có ao lắng lọc, sát trùng nước trước khi bơm nước vào ao nuôi. Thực hiện cải tạo ao theo đúng quy trình.
Nên chọn con giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh. Dụng cụ thường sử dụng như  lưới, vợt, sọt, ống dây phải được sát trùng bằng Chlorine liều lượng 10 - 15 g/m3 trong 30 phút, rửa nước sạch và phơi khô sau khi sử dụng.
Đảm bảo môi trường nước ao sạch. Định kỳ 10 - 15 ngày xử lý nước bằng CaCO3 liều lượng 2 - 3 kg/100 m2 tạt quanh ao kết hợp các loại thuốc sát trùng như BKC, Vime-Protex, Vimekon để diệt vi khuẩn, virus gây bệnh.
Trong quá trình nuôi, hạn chế các hiện tượng gây stress cho cá như: thay đổi nhiệt độ, ôxy hòa tan. Khi đánh bắt, vận chuyển cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm cá xây xát.
Thức ăn cần được nấu chín hoặc sử dụng thức ăn viên.
Khi nuôi cá trên lồng bè, người nuôi có thể áp dụng biện pháp phòng bệnh được xem là có hiệu quả như treo túi vôi. Bởi, vôi có tác dụng khử trùng và tăng độ kiềm cho ao nuôi. Thông thường, 1 tháng treo 1 lần, tuy nhiên vào thời điểm xuất hiện bệnh nhiều, có thể 2 tuần treo một lần, liều lượng khoảng 2 kg CaO/10 m3. Vị trí treo túi vôi thích hợp là ở khu vực cho ăn và phía đầu nguồn nước chảy.
Bên cạnh đó, người nuôi nên bổ sung thêm lượng Vitamin C cho vào thức ăn trước mùa bệnh hoặc sử dụng thuốc KN - 04 -12, thành phần thuốc gồm các cây thuốc có kháng sinh thực vật (tỏi, sài đất, nhọ nồi, cỏ sữa, chó đẻ răng cưa...), vitamin và một số vi lượng khác. Liều lượng cho cá giống: 4 g thuốc/kg cá/ngày; cá thịt: 2 g thuốc/kg cá/ngày; thuốc được trộn với thức ăn tinh nấu chín để nguội, cho cá ăn 1 đợt 3 ngày liên tục, cứ 30 - 45 ngày cho ăn một đợt.
Ngoài ra, theo kết quả từ một nghiên cứu mới đây cho thấy, thức ăn bổ sung chiết xuất methanol từ vỏ trái bần chua Sonneratia caseolaris có tác dụng bảo vệ sự nhiễm khuẩn E.tarda trên cá trê phi hiệu quả.
Trị bệnh
Khi phát hiện trong ao có bệnh, cá chết cần vớt ra càng sớm càng tốt; không vứt bừa bãi ra sông, trên mặt đất, mà phải chôn vào hố cách ly có rải vôi bột để tiệt trùng.
Để điều trị bệnh do chủng vi khuẩn Edwardsiella sp, có thể sử dụng kháng sinh: Florphenicol hoặc Doxycycline lượng 3 - 5 g/100 kg cá/ngày, cho ăn liên tục 7 ngày. Bên cạnh đó, bổ sung thêm Vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá với lượng 2 - 3 g/100 kg cá/ngày, ăn liên tục 5 ngày. Thuốc được trộn vào thức ăn viên có chất kết dính.
Nguồn: tepbac
Đọc tiếp »

RONG MƠ MÀO GÀ TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Rong Mơ mào gà trên tôm thẻ chân trắng


Nghiên cứu gần đây cho thấy rong Mơ mào gà (Sargassum cristaefolium) là một nguồn nguyên liệu mới rất có giá trị cho hoạt động nuôi tôm cũng như tính chất bảo vệ sức khỏe cho động vật thủy sản của chúng.
Trên thế giới, rong Mơ phân bố ở các bãi triều đáy cứng của vùng nhiệt đới và ôn đới. Chúng được xem là một trong những nhóm rong nâu phong phú nhất với giá trị kinh tế cao. Mong Mơ cũng là nguyên liệu chính sản xuất keo alginat dùng để bao viên thuốc, đã được nghiên cứu làm huyết thanh nhân tạo, làm chỉ khâu vết mổ, chất sát trùng. Hàm lượng keo alginat cao nhất khi rong Mơ đạt kích thước tối đa và thấp ở thời điểm sinh sản và tàn lụi. Các nghiên cứu sử dụng rong Mơ trong lịch sử chứng tỏ chúng có giá trị rất có lợi đối với sức khỏe của động vật, trong đó có động vật thủy sản. 
 
Ảnh. Internet
Hiệu quả của chiết xuất của rong Mơ mào gà nhiệt đới, Sargassum cristaefolium (SCE), được bổ sung trong khẩu phần giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch, khả năng chịu stress và khả năng kháng bệnh của tôm thẻ Litopenaeus vannamei đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus - Tác nhân được xác định là tác nhân bệnh EMS trên tôm nuôi- đã được các nhà khoa học nghiên cứu trong thời gian gần đây.
Tôm được cho ăn khẩu phần có hàm lượng SCE đã được phân loại: 0 (đối chứng), 250, 500, 750 và 1000 mg/kg. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và thí nghiệm đã được tiến hành trong thời gian 4 tuần. 
Kết quả phân tích trong quá trình làm thí nghiệm cho thấy tất cả các nhóm tôm cho ăn chế độ ăn có chứa SCE đều có đáp ứng miễn dịch cao hơn (P <0,05) trong tổng số lượng tế bào máu (THC), số lượng hemocyte (tế bào hạt và tế bào hyaline) và hoạt động thực bào hơn so với tôm ăn khẩu phần đối chứng. Những chỉ tiêu này hết sức có lợi cho sức khỏe của tôm nuôi. 
Tương tự, trong thử nghiệm khả năng chịu stress ở điều kiện oxy hòa tan thấp và thử nghiệm với vi khuẩn gây hại V. parahaemolyticus cho thấy tỷ lệ sống của tất cả cá thể tôm ăn khẩu phần có chứa SCE cao hơn đáng kể (P <0,05) (83-93% trong thử nghiệm stress và 27–47% trong thử thách) so với tôm được cho ăn khẩu phần đối chứng (77 và 3,3%). 
Kết luận 
Những kết quả này cho thấy việc cho ăn bổ sung rong Mơ mào gà SCE cho tôm ở mức 500 và 750 mg / kg có thể được sử dụng hiệu quả để tăng cường đáp ứng miễn dịch, chống chịu stress, và sức đề kháng của tôm thẻ chân trắng L. vannamei. Đồng thời chúng còn giúp tôm chống lại sự nhiễm trùng do V. parahaemolyticus cũng như những hệ lụy khác do nhóm vi khuẩn này gây ra. Những phát hiện này cũng xác nhận rằng sử dụng chế độ ăn được bổ sung SCE như là chất kích thích miễn dịch có hiệu quả trong việc tăng hệ miễn dịch không đặc hiệu ở tôm thẻ chân trắng, L. vannamei
Nguồn: tepbac
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

BỆNH ĐỐM ĐỎ LỞ LOÉT HẠI CÁ TRẮM VÀ CÁCH CHỮA





Tải tài liệu TẠI ĐÂY
Đọc tiếp »

NUÔI CÁ CẤP CHO CÁC HỒ CÂU, THU NỬA TỶ ĐỒNG MỖI NĂM

Nuôi cá cấp cho các hồ câu, thu nửa tỷ đồng mỗi năm
Ông Kiên bổ sung cám tổng hợp cho cá nhằm đảm bảo dinh dưỡng phát triển

Việc nuôi các loại cá thịt cung cấp cho các hồ câu giải trí đã mang lại thu nhập cho gia đình ông Phạm Xuân Kiên nửa tỷ đồng mỗi năm.
Đi dọc các bờ ao thoáng mát được trồng toàn những ổi, sung, si ông Kiên ở tổ dân phố Đoàn Kết, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) chia sẻ, để mua được 3ha ao này ông phải mất nhiều thời gian. Những cây ông trồng xung quanh ao vừa tạo bóng mát vừa giữ được đất, tránh bị sạt lở bờ ao.
Năm 2002, ông Kiên được bố mẹ cho ra ở riêng với 5.000m2 mặt nước và một phần đất cà phê. Nhận thấy việc nuôi cá mang lại thu nhập cao mà công việc lại nhàn nên ông và vợ đã mua cá trắm bột về nuôi. Mỗi năm ông Kiên nuôi 3 lứa, tổng cộng khoảng 150 vạn con sau đó cung cấp cho các hộ gia đình cần con giống.
“Đúng như câu nói “muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo”, nhiều năm, giá cá trắm khá tốt nên những nhà cung cấp giống như tôi cũng lời lớn. Vì vậy mà đến bây giờ tôi mới có điều kiện mua được thêm 2,5ha ao cá và khoảng 3ha đất trồng cà phê”, ông Kiên phấn khởi nói.
Trước kia là như vậy, nhưng đến nay theo nhu cầu của thị trường thì ông Kiên đã chuyển dần qua nuôi cá rô phi với số lượng lớn. Ông Kiên lý giải do các hồ câu giải trí mở ra nhiều nên nhu cầu thả cá rô phi cho khách câu khá cao.
Ông Kiên tiết lộ: “Trước kia toàn bộ hồ của tôi đều được thiết kế để nuôi cá trắm. Một nửa ao sẽ múc sâu xuống khoảng 3 mét, phần còn lại sẽ múc nông để xạ lúa. Khi lúa đủ lớn tôi sẽ cấp nước cho đến ngang thân cây cho cá trắm lên ăn. Cá ăn hết lúa sẽ lại rút nước rồi tôi tiếp tục xạ lúa. Cứ như cậy cho đến khi tôi thấy cá đủ lớn rồi bán ra cho những ai có nhu cầu”.
Nói về kỹ thuật xử lý ao trước khi thả cá, ông Kiên chia sẻ, ban đầu người nuôi sẽ phải tháo cạn nước sau đó rắc vôi đều ao nhằm khử trùng, đồng thời tạo điều kiện duy trì độ pH ở mức ổn định cũng như giúp các chất hữu cơ được phân hủy trong điều kiện tốt nhất. Sau đó cứ 1.000m2 ông Kiên sẽ đổ 300 – 500kg phân chuồng để tạo màu cho nước. Điều này cũng giúp tạo ra nhiều sinh vật phù du giúp cá phát triển nhanh.
Xong các bước xử lý ao, ông Kiên sẽ bơm nước rồi thả cá. Hiện nay khoảng 80% các hồ câu giải trí ở Lâm Đồng đều do ông Kiên cung cấp cá.
Ông Kiên giao cá cho các hồ câu giả trí trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 
Ông Kiên cho biết thêm, việc ông tận dụng được các nguồn thức ăn miễn phí từ bên ngoài nên chi phí để nuôi cá cũng giảm. Ông Kiên sử dụng bẹ rau của các nhà vườn thải loại để cho cá ăn, chủ yếu là bẹ rau cải bắp, cải thảo và khoai lang loại nhỏ do các công ty không sử dụng. Ông Kiên chỉ mất công và tiền xăng để chở về nhà cho cá ăn.
Hiện nay, ông nuôi các loại như cá trắm, chép, rô phi, cá mè, cá chim, cá trôi… Ngoài các loại rau ông đổ xuống ao cho cá ăn thì mỗi sáng hàng ngày ông đều bổ sung cho cá cám tổng hợp.
Với 3ha ao cá hiện tại, mỗi năm ông Kiên thu về khoảng 1 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí 150 triệu tiền cám và 250 triệu tiền giống và tiền công thì ông lãi khoảng 600 triệu đồng.
Nguồn: tepbac
Đọc tiếp »

THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG THỦY SẢN BẰNG CHIẾT XUẤT CỦA LÁ CHÙM NGÂY

Thay thế kháng sinh trong thủy sản bằng chiết xuất của lá chùm ngây

Bổ sung chiết xuất lá Chùm ngây vào thức ăn thủy sản thay thế kháng sinh


Đứng trước những thách thức trong việc tìm giải pháp thay thế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản thì lựa chọn các loại thảo dược là giải pháp an toàn, dễ kiếm, tiết kiệm chi phí và hiệu quả cao.
Chất bổ sung tự nhiên vào thức ăn bao gồm: hormone, kháng sinh, chất điện giải và probiotic ... những chất này có vai trò quan trọng, giúp giải quyết sự thiếu hụt về mặt dinh dưỡng trong chế độ ăn, có lợi cho tăng trưởng của động vật thủy sản nuôi (Abdelhadi YM et al., 2010; Abdel HE, Mohamed KA, 2008). Nhu cầu dinh dưỡng của động vật phụ thuộc vào loài, môi trường sống và giai đoạn phát triển(Tatina M, et al., 2010). Việc bổ sung vào thức ăn những thảo dược giúp bổ trợ cho các hoạt động của các chức năng sinh lý khác nhau. Bên cạnh đó, thảo dược với nhiều ưu điểm như rẻ, dễ chuẩn bị, hiệu quả phòng bệnh cao do dễ hấp thu, ít tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh và không ảnh hưởng đến môi trường cũng như không nguy hiểm đến đối tượng nuôi. 
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã xác định hiệu quả của việc sử dụng chiết xuất thảo dược giúp tôm, cá tăng trưởng tốt, tăng cường hệ miễn dịch và ức chế vi khuẩn gây bệnh. Nhiều loại thảo dược đã được xác định có hoạt tính sinh học cao cũng như có khả năng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, ký sinh trùng, kích thích tăng trưởng, kích thích tuyến sinh dục thành thục, chống stress, tăng cường miễn dịch (Citarasu, 2010). Tác dụng hiệp đồng của thảo mộc đã được báo cáo ở nhiều loài cá, bao gồm cá bơn Nhật Bản và cá trê phi (Clarias gariepinus) (Turan F, 2005; Garba k et al., 2015).
Phân tích hóa sinh máu có ý nghĩa trong việc xác định chẩn đoán và đáp ứng với điều trị nhiều loại bệnh. Do đó, các chỉ số huyết học giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của cá (Dienye HE, Olumuji KO, 2014; Hrubec TC et al., 2001).
Một thí nghiệm được tiến hành từ các nhà khoa học Nigeria (Suleiman Adamu Mohammed và các cộng sự 2018) đã đánh giá hiệu quả của lá cây Chùm ngây (Moringa oleifera), vỏ cây thực vật (Lannea barteri) trong việc thay thế kháng sinh lên các thông số huyết học của cá trê phi giống (Clarias gariepinus). Theo đó, cá giống có trọng lượng trung bình là 4,60 g ± 0,02 g được nuôi trong 2 tuần và bố trí ngẫu nhiên vào 24 bể tuần hoàn có dung tích 50 lít có bổ sung 8 chế độ ăn thử nghiệm. Một chế độ ăn tham chiếu thương mại (CRD) được sử dụng để đối chứng so với các chế độ ăn được thí nghiệm bao gồm: sử dụng nguyên chất chùm ngây (MWL), nước chiết chùm ngây (MAE) và dịch chiết chùm ngây bằng ethanol (MEE); nguyên chất của cây Lannea (LWL), nước chiết cây Lannea (LAE) và dịch chiết Lannea bằng ethanol (LEE) cuối cùng là kháng sinh (ANTB). 
Kết quả, các thông số huyết học cho thấy, số lượng bạch cầu (WBC) cao hơn đáng kể (P <0,05) ở nhóm cá cho ăn LWL (247,40×103 mm-3), LAE (235,50×103 mm-3) và chế độ ăn LEE (234.15×103 mm-3) và thấp hơn đáng kể (P <0,05) thu được trong nhóm chế độ ăn có kháng sinh (1,65×103 mm-3). Có sự khác biệt đáng kể (P <0,05) trên số lượng hồng cầu (RBC) của các loài cá ban đầu và các loài cá được thử nghiệm đã được ghi nhận. Dung tích hồng cầu (PCV) dao động giữa LWL (46,05%) và MWL (10,70%). Hemoglobin thấp hơn đáng kể (P <0,05) ở chế độ ăn ban đầu (4,87 g/dl) và CRD (5,13 g/dl). Số lượng tiểu cầu có sự khác biệt đáng kể (P <0,05) trong tất cả các chế độ ăn thí nghiệm. Không có sự khác biệt có ý nghĩa (P> 0,05) về số lượng trung bình của huyết sắc tố có trong một hồng cầu và nồng độ của huyết sắc tố ở tất cả các nghiệm thức.
Kết quả nghiên cứu đạt được của các nhà khoa học Nigeria chứng minh rằng, việc sử dụng các loại chiết xuất từ cây Chùm ngây và Lannea bổ sung vào chế độ ăn có tác động tích cực đến các thông số huyết học của trê phi giống (Clarias gariepinus) so với kháng sinh (ANTB).
Có thể khuyến cáo: Dạng chiết xuất ethanol của Chùm ngây và cây Lannea có thể được kết hợp trong chế độ ăn của cá một cách có hiệu quả thay vì sử dụng kháng sinh. Đảm bảo chất lượng thủy sản nuôi và an toàn thực phẩm góp phần hướng đến phát triển bền vững ngành thủy sản trong tương lai.
Nguồn: tepbac 
Đọc tiếp »

LIỀU LƯỢNG CỦA PROBIOTICS TỪ CLOSTRIDIUM BUTYRICUM CHO TÔM THẺ

Một báo cáo mới đây vừa cho thấy vai trò toàn diện của probiotics mới trên tôm thẻ và cho biết chính xác liều lượng sử dụng để đem lại hiệu quả tối ưu.
Tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (Litopenaeus vannamei) là loài nuôi chính trong nhiều năm ở Trung Quốc, Ấn Độ cũng như Việt Nam. Tuy nhiên dịch bệnh trên tôm đang bùng phát khá phức tạp làm ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của ngành tôm. Bệnh là kết quả của sự tương tác phức tạp 3 nhân tố vật chủ, môi trường và mầm bệnh, trong đó khả năng đề kháng với mầm bệnh được coi là yếu tố quan trọng đối với một loài nuôi. Do đó bên cạnh việc cải tiến kỹ thuật nuôi, nuôi tôm khép kín đảm bảm an toàn sinh học thì những biện pháp giúp cải thiện miễn dịch của tôm cũng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Cải thiện miễn dịch cho tôm bằng nhiều biện pháp như sử dụng chất kích thích miễn dịch như β-glucan, quercetin, MOS (Mannan Oligosaccharide)…và có một phương pháp phổ biến là sử dụng probiotics cho tôm. 
Liều lượng của probiotics từ Clostridium butyricum cho tôm thẻ

Sử dụng chính xác liều lượng giúp probiotics đạt được hiệu quả tối ưu.


Probiotics từ Clostridium butyricum 

Clostridium butyricum là vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, gram dương, thường được tìm thấy trong đất và phân và hệ vi khuẩn đường ruột của người và động vật.
So với các chế phẩm sinh học khác như Bacillus, Lactobacillus và nấm men thì C. butyricum có khả năng chịu được môi trường có độ pH, nhiệt độ cao hơn và chịu được nhiều loại kháng sinh. Chúng đã được sử dụng như một probiotic cộng sinh quan trọng để phòng ngừa các bệnh đường ruột của con người và thú y (Liao và cộng sự, 2015a, b). Nhiều báo cáo cho thấy rằng C. butyricum có thể duy trì hoặc khôi phục lại cộng đồng vi khuẩn có lợi, và ngăn ngừa hoặc sửa chữa sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột (Zhang et al., 2012).
Ngoài ra, C. butyricum cũng có thể sản xuất một số chất chuyển hóa có thể ức chế vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường ruột, chẳng hạn như bacteriocin (Clarke và Morris, 1976) và axit lipoteichoic (Gao et al., 2011). Các axit béo mạch ngắn, đặc biệt là axit butyric được sản xuất bởi C. butyricum có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cho quá trình tái tạo và sửa chữa tế bào biểu mô ruột (Pryde et al., 2002).
Là một phụ gia thức ăn, C. butyricum đã được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc và gia cầm tuy nhiên, vẫn còn ít nghiên cứu về ứng dụng của nó trong động vật thủy sản được báo cáo. Duan et al. (2017) đã đánh giá ảnh hưởng của chế độ ăn uống C. butyricum dưới dạng bào tử trên sự tăng trưởng, và chủ yếu tập trung vào tình trạng sức khỏe ruột, chức năng miễn dịch ruột và phản ứng của chúng đối với stress amoniac của tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, vai trò dinh dưỡng của probiotics từ C. butyricum đối với đáp ứng miễn dịch của huyết thanh, và các cơ quan miễn dịch chính trong tôm vẫn chưa chắc chắn và thiếu thông tin hỗ trợ. Do đó nghiên cứu này đánh giá hiệu suất tăng trưởng, miễn dịch không đặc hiệu, mô học đường ruột và khả năng kháng bệnh của tôm thẻ Litopenaeus vannamei được nuôi bằng chế độ ăn bổ sung tế bào sống của Clostridium butyricum.

Bổ sung Clostridium butyricum trên tôm thẻ

Nghiên cứu này được xây dựng trong 42 ngày, với chế độ ăn thử nghiệm và 14 ngày tiếp theo thách thức với mầm bệnh Vibrio parahaemolyticus để xác định ảnh hưởng của Clostridium butyricum CBG01 trên tôm thẻ Litopenaeus vannamei (trọng lượng ban đầu 1,60 ± 0,02g). 
Tôm được cho ăn với bảy chế độ ăn thử nghiệm có chứa liều lượng khác nhau như sau:
C. butyricum được phun đồng đều trên thức ăn cho tôm, sau đó được đóng gói với hỗn hợp dung dịch natri alginate và dầu cá và sấy khô trong bóng râm. Tất cả các chế độ ăn thử nghiệm được chuẩn bị hàng ngày và cho tôm ăn trong vòng 2 giờ để đảm bảo sức sống của C. butyricum.
Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng và tăng trọng của tôm ở nhóm LE và LF được cải thiện đáng kể trong khi tỷ lệ chuyển hóa thức ăn FCR cho tất cả các nhóm bổ sung probiotics từ C. butyricum giảm đáng kể so với đối chứng (P <0,05).

Ảnh hưởng của chế độ ăn uống C. butyricum đến số lượng và chiều cao của nhung mao ruột được thể hiện. Chiều cao của nhung mao ruột tôm ở tất cả các nhóm điều trị cao hơn đáng kể so với đối chứng ( P  <0,05), và ở nhóm LE và LF cao hơn đáng kể so với các nghiệm thức khác ( P  <0,05). Chứng tỏ thức ăn bổ sung với chế phẩm sinh học có thể thay đổi hình thái của ruột của tôm. Do đó, có thể việc tăng cường hiệu suất sinh trưởng và giảm FCR trên tôm là do sự thay đổi hình thái của ruột và cải thiện chức năng hấp thu đối với các chất dinh dưỡng khác nhau. 
Các hoạt động miễn dịch của tôm trong nhóm LE và LF đều được tăng cường đáng kể (P <0,05). Mức độ biểu hiện của các yếu tố miễn dịch trong cơ quan lymphoid của tôm của các nhóm LC, LD, LE và LF cao hơn so với nhóm không bổ sung (P <0,05).
Sau khi thách thức với vi khuẩn gây bệnh là V. parahaemolyticus thì mức độ biểu hiện gen miễn dịch trong LE và LF được điều chỉnh lên đáng kể và tỷ lệ tử vong tích lũy của tôm ở LD, LE và LF thấp hơn đáng kể so với đối chứng (P <0,05).
Sự tăng cường sinh trưởng và miễn dịch của tôm thẻ bởi probiotic từ C. butyricum phụ thuộc vào liều lượng bổ sung vào chế độ ăn. Với liều từ 10 11 và 10 12  cfu C. butyricum/kg bổ sung vào thức ăn có thể cải thiện đáng kể hiệu suất sinh trưởng và khả năng miễn dịch của tôm thẻ L. vannamei , cũng có tác động tích cực đến cấu trúc hình thái đường ruột. Hơn nữa, bảo vệ chống lại V. parahaemolyticus cũng tăng lên với sự gia tăng trong việc thêm liều, và sự bảo vệ tốt nhất đã được quan sát thấy trong tôm cho ăn một chế độ ăn có chứa C. butyricum ở 1012 cfu / kg. 
Vì vậy, khi xem xét yếu tố tăng trưởng, khả năng miễn dịch, và khả năng kháng bệnh thì liều 10 11-12 cfu /kg thức ăn của probiotics từ C. butyricum CBG01 được khuyến khích sử dụng cho tôm thẻ dựa trên kết quả từ nghiên cứu của Hai-dong Li, Xiang-Li Tiang 2018.
Nguồn: tepbac
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

7 KINH NGHIỆM XỬ LÝ AO NUÔI THỦY SẢN SAU MƯA LŨ

1. Xử lý môi trường
Ngay sau những cơn mưa, việc làm cần được ưu tiên chính là tiến hành kiểm tra bờ ao, cống cấp thoát nước... để biết được tình trạng ao nuôi và lượng thủy sản nuôi có thất thoát hay không. Sau đó, thu dọn, vớt rác, lá cây, thân cây bị đổ xung quanh để làm sạch ao và tránh lá cây bị thối gây ô nhiễm cho nguồn nước trong ao.
Tiếp đến, cần tiến hành theo dõi các hoạt động của thủy sản nuôi như màu sắc cơ thể, hình dạng bên ngoài, sức ăn… để kiểm tra sức khỏe của tôm, cá nuôi. Kiểm tra các thông số môi trường như pH, độ mặn, DO, NH3, độ đục… để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Cân bằng mực nước
Mực nước trong ao nuôi không nên để quá sâu hoặc quá cạn và phải tùy thuộc vào từng giai đoạn nuôi. Đối với tôm, cá nuôi thương phẩm, mực nước tối ưu để hạn chế sự ảnh hưởng của thời tiết khoảng 1,2 - 1,5 m. Sau mưa, lượng nước trong ao thường lên cao, vì vậy, cần xả bớt lượng nước tầng mặt trong ao để duy trì mực nước thích hợp và tránh gây ra hiện tượng phân tầng nước.
Khi xả nước cần phải lưu ý để tránh làm giảm độ mặn đột ngột (trong ao nuôi tôm), tránh tràn bờ, vỡ cống (do lượng nước sau mưa bão là rất lớn).
3. Kiểm soát độ kiềm, độ trong
Sau mưa, nước ao thường bị đục, độ kiềm có thể bị giảm do các chất hữu cơ, hạt sét bị nước mưa cuốn trôi từ trên bờ xuống. Khắc phục bằng cách sử dụng muối vô cơ như nhôm sunfat (Al2(SO4)3) để tạo kết tủa và lắng tụ hay thạch cao với liều lượng 30 kg/1.000 m2 và lặp lại 2 - 3 lần.
Dùng Dolomite liều lượng 10 - 20 kg/1.000 m3 (đối với ao nuôi tôm) xử lý từ từ cho đến khi độ kiềm đạt ngưỡng cho phép.
Ngoài ra, cần kiểm tra các yếu tố khác như lượng khí độc trong ao để có biện pháp xử lý kịp thời. Sau khi ổn định được độ trong, tiến hành gây lại màu nước cho ao nuôi.
4. Cung cấp ôxy
Ôxy hòa tan (DO) là một trong những yếu tố chất lượng nước quan trọng nhất và dễ phát sinh vấn đề nhất trong nuôi trồng thủy sản; lượng DO thực tế trong nước chịu sự ảnh hưởng chung của các nhân tố sinh học, vật lý và hóa học mà thay đổi theo thời gian. Do đó, cần đảm bảo DO ở ngưỡng thích hợp cho sự phát triển của thủy sản nuôi.
Tiến hành chạy quạt nước và sục khí liên tục để cung cấp ôxy trong ao. Đồng thời, người nuôi cần dự trữ thêm viên ôxy tức thời để phòng cho trường hợp thiếu ôxy khẩn cấp.
5. Ổn định pH
Khi mưa xuống, pH trong ao sẽ bị giảm xuống đột ngột; do đó trước và trong lúc mưa nếu không xử lý tốt như không rải vôi để ổn định pH, thì sau mưa pH trong ao nuôi cũng ở mức thấp và không ổn định.
Khi kiểm tra pH trong ao nếu thấy pH chưa đạt ngưỡng thích hợp cần bón CaCO3 với lượng 15 - 20 kg/100 m2.
6. Quản lý thức ăn
Cần theo dõi tình hình thời tiết để điều tiết lượng thức ăn cho tôm, cá; sau khi mưa bão chấm dứt mới cho ăn trở lại nhưng chỉ cho ăn với lượng 30 - 50% so lúc bình thường.
Đồng thời bổ sung thêm Vitamin C, men tiêu hóa, khoáng vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm, cá
7. Quản lý dịch bệnh
Khi mưa lũ đến, tôm cá thường dễ bị bệnh do các yếu tố thay đổi thất thường, nhất là thủy sản nuôi lồng bè. Các bệnh thường gặp trong thời điểm này chủ yếu là do ký sinh trùng (trùng mỏ neo, trùng bánh xe…), vi khuẩn (Aeromonas, Vibrio…) gây ra. Vì vậy, cần phòng bệnh bằng cách cho tôm, cá ăn đầy đủ, tránh những thức ăn bị mốc, thối.
Dùng thuốc hay hóa chất tắm cho cá trong ao nuôi như muối ăn 2 - 4%, CuSO4 2 - 5%, formaline 25 - 30 ppm hoặc phun trực tiếp xuống ao với liều lượng nhỏ hơn 10 lần. Đối với lồng bè, có thể treo túi vôi hoặc viên Vicatotheo hướng dẫn để phòng bệnh.
Nguồn: baomoi.com
Đọc tiếp »

SỬ DỤNG CHLORINE TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản phát triển rất mạnh cả quy mô và sản lượng. Việc thâm canh hóa ngày càng tăng dẫn đến sự ô nhiễm môi trường ao nuôi ngày càng nhiều đặc biệt là ô nhiễm nền đáy ao. Sau thời gian nuôi sự tích tụ các khí độc ở đáy ao nuôi thâm canh ngày càng lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh và phát triển của bệnh sẽ làm tôm cá chậm lớn, giảm tỷ lệ sống và năng suất nuôi. Chính vì vậy, để đảm bảo cho sức khỏe của vật nuôi cũng như môi trường ao nuôi được tốt hơn thì việc hạn chế các loại khí độc tích tụ ở đáy ao nuôi là rất cần thiết. Để cải thiện chất lượng nước trong môi trường nuôi thủy sản, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều biện pháp khác nhau như sử dụng các biện pháp sinh học, hóa học… Trong đó, chlorine là một trong những loại hóa chất được sử dụng rộng rãi trong nuôi thủy sản nhằm cải thiện môi trường ao nuôi.

Đặc điểm của chlorineChlorine là một hợp chất màu trắng, dễ tan trong nước. Khi tan trong nước giải phóng khí Clo làm cho nước có mùi hắc đặc trưng.
Trong tự nhiên chlorine tồn tại ở các dạng khác nhau như: 
  Khí Clo (Cl2): 100% Clo
  Calcihypochlorite (Ca(OCl)2): 65% Clo
  Natrihypochlorite (NaOCl)
  Clo dioxyt (ClO2)
Một số dạng Clo nằm trong các thành phần hữu cơ như Cloamin B, T: hàm lượng khác nhau tùy theo giá thành của sản phẩm.
Khí Cl2, Ca(OCl)2, NaOCl là chất oxy hóa mạnh, khi hòa tan trong nước tạo ra acid hypochlorous (HOCl) và ion hypochlorite (OCl-)
Cl2         +    H2O           --->  HOCl  +    HCl
NaOCl+     H2O          --->  HOCl  +    NaOH
Ca(OCl)2            +          2 H2O  --->      2 HOCl  +  Ca(OH)2
Acid hypochlorous (HOCl) ion hóa tạo ra ion hypochlorite (OCl-)
HOCl  --->    H+  +  OCl-

Trong  nuôi  trồng  thủy  sản,  chlorine  được  sử  dụng  phổ  biến  ở  dạng calcihypochlorite hơn natrihypochlorite bởi vì khi hòa tan vào trong môi trường nước Ca(OCl)2 tạo ra 2 phân tử HOCl và sẽ phân ly thành 2 ion OCl-. Khi đó HOCl và OCltác động trực tiếp lên màng tế bào của vi khuẩn.
Hàm lượng  HOCl và ion OCl- phụ thuộc vào pH của môi trường ao nuôi, khi pH cao thì OCl-chiếm tỷ trọng lớn và ngược lại pH thấp thì HOCl chiếm tỷ trọng cao.
Ví dụ: Khi  pH = 7,5 thì lượng HOCl và ion OCl- là tương đương nhau (mỗi chất chiếm 50% tổng lượng Clo hoạt động)
pH = 5,5 thì HOCl chiếm xấp xỉ 100% 
pH = 9,5 thì OCl- chiếm xấp xỉ 100%
t%2525C2%2525A3i%252520xu%2525C3%252591ng_thumb%25255B2%25255D
Khả năng khử trùng của HOCl cao hơn OCl- từ 80 - 100 lần do HOCl là chất trung hòa dễ thấm qua màng tế bào tích điện âm của vi khuẩn so với ion OCl-. Vì vậy, trong môi trường có pH thấp Chlorine sử dụng có hiệu quả cao hơn so với môi trường có pH cao.

Tác dụng của chlorine
Trong y học: sát trùng vết thương, chất gây mê chloroform (CHCl3).
Trong công nghệ hóa học: dùng trong nước sơn, chất hòa tan, chất tạo bọt, thuốc trừ sâu, hóa chất chống đong…
Xử lý nước sinh hoạt, nước thải công nghiệp và khu đô thị. Trong thủy sản:
+ Tẩy trùng ao, hồ, trang thiết bị, dụng cụ…
+ Diệt vi khuẩn, virus, tảo, phiêu sinh vật trong môi trường nước.
+ Oxy hóa các vật chất hữu cơ và mầm bệnh ngoại lai trong sản xuất giống.
Liều lượng sử dụng:
+ Khử trùng thiết bị, bể và dụng cụ: 100-200 ppm (30 phút)
+ Xử lý nước sinh hoạt: 0,1-0,3 ppm
+ Khử trùng đáy ao: 50-100 ppm.
+ Khử trùng nước ao: 20-30 ppm
+ Xử lý bệnh do ký sinh trùng: 0,1-0,2 ppm
+ Xử lý bệnh do vi khuẩn: 1-3 ppm (10 - 15 phút)
Trong ao nuôi tôm, cá việc sử dụng chlorine trực tiếp để khử trùng, loại bỏ chất hữu cơ hay amoniac mang lại hiệu quả không cao và thường gây độc cho đối tượng nuôi nếu lượng Clo sử dụng quá nhiều.
Khi xử lý Chlorine thì ammonia trong nước phản ứng với chlorine tạo ra monochloramine, dichloramine, và trichloramines theo phản ứng sau:
NH3 + HOCl ---> NH2Cl + H2O
NH2Cl + HOCl ---> NHCl2 + H2O
NHCl2 + HOCl ---> NCl3 + H2O
Hiệu quả khử trùng của monochloramine, dichloramine, và trichloramines thấp hơn nhiều so với HOCl và OCl-. Các NH2Cl, NHCl2 và NCl3 là sản phẩm của một phản ứng nối tiếp nhau nên chúng phụ thuộc vào liều lượng clo sử dụng. Khi tỷ lệ clo/amonia = 4 thì sản phẩm tạo ra chủ yếu là monochloramine và tỷ lệ clo/amonia = 10 thì sản phẩm tạo ra là dichloramine. Khi tỷ lệ clo/amonia = 7,6 thì xảy ra hiện tượng oxy hóa amoniac thành khí nitơ theo phản ứng:
2 NH2Cl + HOCl ---> N2  + 3H+ + H2O
Như vậy, theo phản ứng trên thì chúng có thể loại bỏ được amoniac nhưng cần một lượng Clo rất lớn và trong thực tế lượng amoniac rất cao đối với những ao nuôi công nghiệp. Trong điều kiện nồng độ amoniac cao thì lượng clo cần thiết rất lớn kéo theo một loạt các phản ứng với chất hữu cơ tạo ra các sản phẩm có màu và mùi rất  khó chịu và gây ảnh hưởng đến tôm, cá nuôi.
Ngoài ra, khi cho chlorine vào trong nước lượng clo dễ dàng tác dụng với hydro sulfua tạo thành sulfat, lượng clo hao hụt này không có tác dụng khử trùng ao nuôi. Lượng clo khử trùng là lượng clo dư lại sau khi xảy ra các phản ứng hóa học. Vì vậy, để khử trùng ao nuôi cần tính lượng chloine chính xác khi xử lý.
Lượng chlorine sử dụng = lượng chlorine tiêu hao + lượng chlorine khử trùng

Cơ chế tác dụng của Chlorine
- Diệt khuẩn, tảo, phiêu sinh động vật trong môi trường
Chlorine là chất oxy hóa mạnh có tác dụng oxy hóa vật chất hữu cơ sống trên cơ thể sinh vật. Chúng tác động lên tế bào, phá hủy hệ enzym của vi khuẩn, khi enzym tiếp xúc với chlorine thì nguyên tử Hydro trong cấu trúc phân tử được thay thế bởi chlorine. Vì vậy, cấu trúc phân tử thay đổi, enzym của vi khuẩn không hoạt động làm tế bào chết và sinh vật chết.
t%2525C2%2525A3i%252520xu%2525C3%252591ng%252520%2525281%252529_thumb%25255B1%25255D

Cơ chế diệt khuẩn của chlorine
- Đối với cá, tôm nuôi
Khi lượng chlorine xử lý trong ao nuôi dư, chúng sẽ tác dụng lên cá như oxy hóa tế bào mang của cá. Quá trình oxy hóa gây ra kích thích, phá hủy và tổn thương tế bào mang cá, cá tăng quá trình tiết dịch nhầy, viêm màng gây phồng mang cá. Sự thay đổi cấu trúc mang cá sẽ làm giảm khả năng hô hấp và hiệu quả điều chỉnh áp suất thẩm thấu. Khi bị ngộ độc Clo nhịp hô hấp của cá tăng mạnh, cá có thể chết do giảm oxy trong máu. Khi tiếp xúc với các dạng Cloamin, khả năng vận chuyển oxy của máu cũng giảm do thiếu oxy ở vùng mang cá.
- Những lưu ý trong sử dụng chlorine
Phổ diệt trùng của chlorine rất rộng nên các vi khuẩn có lợi trong nước và đáy ao dễ bị diệt, làm cho màu nước khó lên. Vì vậy, cần sử dụng các loại men vi sinh để khôi phục lại hệ vi sinh của đáy ao.
Không bón vôi trước khi sử dụng chlorine vì sẽ làm giảm tác dụng. Sử  dụng cân đối, nếu dư sẽ gây độc cho tôm cá nuôi.
Khi dùng chlorine sát trùng nước, dư lượng của khí Clo có thể gây độc cho vật nuôi, đặc biệt là ấu trùng tôm, cá biển. Do vậy, cần trung hòa chlorine bằng Natri thiosulfate.
Cl2 + 2 Na2S2O3.5 H2O           --->     Na2S4O6 + 2 NaCl + 10H2O
Để khử 1 mg/l Cl2 cần 6,99mg/l thiosunfate natri.
Nguồn: news.bachkhoa.net.vn
Đọc tiếp »